Hãy trân trọng chính BẢN THÂN mình

☘ HÃY DÀNH RA MỘT NGÀY ĐỂ TRÂN TRỌNG BẢN THÂN

Giá trị của bản thân là những thứ đang còn ẩn nấp trong chính con người chúng ta, mà không phải ai cũng có thể tìm thấy. Để yêu thương được người khác, ta phải học cách trân trọng chính bản thân mình, thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn.

1. Luôn sẵn sàng đấu tranh tư tưởng

Dù nhiều người không để ý, nhưng chúng ta đều luôn nghe thấy một "giọng nói" khiến đa số phải chùn bước mỗi khi suy xét một điều gì đó. Chúng đưa ra những trường hợp xấu về ý tưởng của bạn. Chúng ngăn cản bạn khỏi việc tin tưởng vào bản thân bằng vô số những câu hỏi. Nếu không dũng cảm đối mặt, những giọng nói ấy sẽ không sớm thì muộn, phá hoại tinh thần bạn.

Việc đấu tranh tư tưởng với những suy nghĩ này là cả một chặng đường dài, nhưng khi bạn bắt đầu bằng việc chấp nhận sự tồn tại của nó, bạn sẽ dần dần xử lí được những câu hỏi khó chịu ấy.

2. Nhận những lời khen ngợi

Đa số những lần nhận được những lời khen, chúng ta thường theo phản xạ từ chối hoặc cố gắng phủi tay, bảo rằng mình không xứng đáng với những câu nói đó. Vấn đề của chúng ta ở đây chính là việc cho rằng bản thân chưa đủ giỏi, chưa đủ tốt và những công sức ấy chỉ là những lần may mắn trong cuộc đời.

Tuy nhiên, bạn cần phải có một tiềm năng nhất định mới có thể tạo nên những lần "may mắn" ấy. Vì vậy, khi người khác có dành lời khen tới bạn, họ đang thật sự công nhận khả năng của bạn, nên hãy mạnh dạn nắm bắt điều đó và tiếp tục phát huy, trau dồi cho bản thân mình.

3. Biết ơn những công sức mình đã bỏ ra

Một trong những cách tốt nhất để trân trọng bản thân chính là công nhận và biết ơn những nỗ lực mà mình đã bỏ ra. Chúng ta thường đong đếm cả một quá trình bằng thành quả cuối cùng của nó, mà không biết rằng trên chính chặng đường đó, chúng ta đã gặt hái được vô số những thành công lớn nhỏ. Vì vậy, hãy trân trọng từng cố gắng của mình bởi đó đều là công sức, thời gian và trí tuệ, nếu thành quả có không được như mong muốn, ít nhất, chúng ta biết rằng mình đã cố gắng hết sức.

4. Tha thứ cho bản thân

Khi kế hoạch bị đổ vỡ, hãy học cách tha thứ. Khi có người làm tổn thương bạn, hãy học cách tha thứ. Bởi lẽ, giữ mãi những bực tức trong lòng, cho dù là đối với người khác hay bản thân, sẽ chẳng bao giờ mang lại những kết quả tốt đẹp. Chỉ khi bạn biết tha thứ, bạn mới có thể tiếp tục tiến về phía trước và tìm kiếm những giá trị khác trong con người mình. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để sự tha thứ trở thành nhu nhược, hãy biết mức độ và giới hạn của nó.

5. Không so sánh với người khác

Bạn vô cùng đặc biệt. Mỗi một cá nhân là một màu sắc khác nhau, không ai có thể giống ai hoàn toàn. Việc so sánh bản thân với người khác đôi khi là một sự khập khiễng. Hãy tập trung vào bản thân mình và con đường mình đã chọn. Bạn không cần phải trở thành một ai, nếu có thể học hỏi từ họ, hãy học hỏi, nhưng đừng vì thấy họ khác mà tự ti về bản thân.

6. Tìm cách để kết nối với người khác

Cho đi không chỉ đơn thuần một phía, đó chính là lí do tại sao "cho đi" luôn phải đi kèm với "nhận lại". Khi bạn sẵn sàng chia sẻ một kinh nghiệm cuộc sống cho cộng đồng, bạn sẽ nhận lại được những góp ý và bổ sung mà bạn có thể còn đang thiếu.

7. Khi gặp phải thất bại, hãy nghĩ đến lí do bắt đầu

Cuộc sống luôn cho ta những thử thách, khiến tinh thần giảm sút và ý chí bị ảnh hưởng. Đừng vì gặp phải những thất bại hay khó khăn mà suy nghĩ rằng mình không đủ hay không xứng đáng. Thay vào đó, hãy nhớ đến mục tiêu cuối cùng và lí do tại sao lại muốn đạt được chúng. Đích đến của bạn sẽ luôn là động lực thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Từ đây, bạn mới có thể tin tưởng vào bản thân và trân trọng chính mình. (St) 

--- Sách: Ổn định hay tự do



Đăng nhận xét

0 Nhận xét